Hotline: (0258) 3898000
Email: yersinnhatrang.hospital@gmail.com
Đường số 20, xã Vĩnh Thái, Tp. Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa, Việt Nam

RỐI LOẠN PHỔ TỰ KỶ

RỐI LOẠN PHỔ TỰ KỶ

Rối loạn phổ tự kỷ – ASD (autism spectrum disorder) được xác định bởi một sự phát triển không bình thường hay giảm sút biểu hiện trước 3 tuổi, và bởi một hoạt động bất thường đặc trưng trong 3 lĩnh vực: tương tác xã hội qua lại, giao tiếp, và hành vi rập khuôn, lặp lại. Rối loạn này xuất hiện ở trẻ trai nhiều hơn trẻ gái từ 3 đến 4 lần.

Ngoài 3 dấu hiệu trên, ngày nay, người ta còn phát hiện ở trẻ tự kỷ có một số rối loạn khác liên quan đến rối loạn sinh học, nhận thức, giác quan, ngôn ngữ, …và có thể chẩn đoán trẻ tự kỷ từ rất sớm, vào khoảng 1,5 tuổi và có thể sớm hơn nữa.

I. PHÁT HIỆN CÁC DẤU HIỆU SỚM CỦA ASD THÔNG QUA 3 NHÓM TRIỆU CHỨNG

1. KHIẾM KHUYẾT CHẤT LƯỢNG TƯƠNG TÁC XÃ HỘI:

  • Khiếm khuyết sử dụng hành vi không lời: không giao tiếp bằng mắt, không biết lắc đầu khi phản đối/ gật đầu khi đồng tình, không biểu hiện nét mặt khi đồng ý /không đồng ý, không chào hỏi bằng điệu bộ (vẫy tay, giơ tay)
  • Kém phát triển mối quan hệ tương ứng với lứa tuổi: không chơi cùng với trẻ khác, không biết tuân theo luật chơi
  • Thiếu chia sẻ quan tâm thích thú: không biết khoe hay biểu hiện nét mặt thích thú khi đư­ợc cho một đồ vật/ đồ ăn, không biết khoe đồ vật trẻ thích
  • Thiếu quan hệ xã hội hoặc thể hiện tình cảm: không thể hiện vui buồn, không nhận biết được sự có mặt của ngư­ời khác, không quay đầu lại khi đ­ược gọi tên, tình cảm bất thường khi không đồng ý

2. KHIẾM KHUYẾT CHẤT LƯỢNG GIAO TIẾP: 

  • Chậm/ không phát triển kỹ năng nói so với tuổi: không gọi đối phương khi giao tiếp, không biết nhận xét, bình luận, không biết đặt câu hỏi
  • Sử dụng ngôn ngữ trùng lặp, rập khuôn: phát ra một chuỗi âm thanh khác thường hoặc một số từ lặp lại, nói một câu cho mọi tình huống, nhại lại lời nói của ng­ười khác
  • Thiếu kỹ năng chơi đa dạng, giả vờ, bắt chước mang tính xã hội phù hợp với tuổi: không biết chơi với đồ chơi, ném, gặm, đập đồ chơi, không biết chơi giả vờ, Không biết bắt chư­ớc hành động và âm thanh

3. CÓ HÀNH VI BẤT THƯ­ỜNG

  • Quan tâm, thích thú mang tính định hình bất thư­ờng cả về c­ường độ và độ tập trung: thích đồ chơi/ đồ vật, mùi vị, hay sờ vào bề mặt
  • Bị cuốn hút không cưỡng lại được vào một đồ chơi/đồ vật, mê mẩn với thao tác của đồ dùng trong nhà, say sư­a quay bánh ô tô/ xe đạp/ đồ vật.
  • Cử động chân tay lặp lại hoặc rập khuôn: thích đu đư­a thân mình, chân tay, đi nhón trên mũi chân, nghiện soi ngắm tay
  • Bận tâm dai dẳng với những chi tiết của vật: nghiên cứu đồ vật, đồ chơi, mê mẩn chơi/ ngắm một phần nào đó của đồ vật

II. DẤU HIỆU BÁO ĐỘNG NGHI NGỜ TRẺ MẮC ASD NHƯ SAU

  • Không bập bẹ khi 12 tháng tuổi.
  • Không biết ra hiệu (chỉ tay, vẫy tay, bắt tay…) khi 12 tháng tuổi.
  • Không nói từ đơn khi 16 tháng tuổi.
  • Không tự nói câu hai từ khi 24 tháng tuổi (không tính việc trẻ lặp lại lời nói).
  • Mất kỹ năng ngôn ngữ hoặc kỹ năng giao tiếp ở bất kỳ lứa tuổi nào.

→ Việc phát hiện và can thiệp sớm cho trẻ là rất quan trọng và cần thiết, giúp cho trẻ sớm được khắc phục những rối loạn hoặc khó khăn của trẻ, tạo điều kiện để trẻ cải thiện kỹ năng xã hội và hòa nhập tốt hơn.

Hiểu được tầm quan trọng và ý nghĩa của việc này, mong muốn được chia sẻ nỗi lo lắng cùng các bậc phụ huynh, Bệnh viện Đa khoa Yersin Nha Trang triển khai khám trẻ rối loạn phổ tự kỷ, phòng khám sạch sẽ, bác sỹ và nhân viên y tế được đào tao chuyên ngành về rối loạn tự kỷ ở trẻ.

Quý phụ huynh đặt lịch khám vui lòng liên hệ ĐD. Kim Chi – Điều dưỡng Trưởng khoa Nhi (SĐT: 0788574515).

 

Bài viết liên quan