Hotline: (0258) 3898000
Email: yersinnhatrang.hospital@gmail.com
Đường số 20, xã Vĩnh Thái, Tp. Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa, Việt Nam

Bạn đã thực sự hiểu rõ về Đái tháo đường?

Bạn đã thực sự hiểu rõ về Đái tháo đường?

1. Đái tháo đường là gì?

  • Theo WHO, Đái tháo đường (ĐTĐ) là một bệnh mạn tính với biểu hiện lượng đường trong máu của bạn luôn cao hơn mức bình thường do cơ thể bị thiếu hụt hoặc đề kháng với insulin→rối loạn chuyển hóa đường trong máu.
  • Khi mắc ĐTĐ, cơ thể không chuyển hóa được các chất bột đường từ thực phẩm ăn vào hàng ngày một cách hiệu quả để tạo ra năng lượng →hiện tượng lượng đường tích tụ tăng dần trong máu. Lượng đường trong máu thường xuyên ở mức cao qua thời gian → tăng nguy cơ các bệnh tim mạch, gây ra tổn thương ở các cơ quan khác như: mắt, thận, thần kinh và các bệnh lý nghiêm trọng khác.
  • Tiền ĐTĐ là tình trạng glucose máu cao hơn mức bình thường nhưng chưa đến mức chẩn đoán bệnh ĐTĐ khi làm xét nghiệm glucose máu lúc đói hoặc nghiệm pháp dung nạp glucose bằng đường uống.
  • Tiền ĐTĐ bao gồm:
  • Rối loạn dung nạp glucose (IGT)
  • Suy giảm dung nạp glucose máu lúc đói (IFG) – Rối loạn đường huyết lúc đói.

Đái tháo đường là gì?

2. Phân loại:

Đái tháo đường týp 1 (5%):

  • Là hậu quả của quá trình hủy hoại các tế bào β của đảo tụy.
  • Hậu quả: cần phải sử dụng insulin ngoại lai để duy trì chuyển hóa, ngăn ngừa tình trạng nhiễm toan ceton có thể gây ra hôn mê và tử vong.

Đái tháo đường týp 2 (90 – 95%):

  • Do cơ chế đề kháng và thiếu hụt insulin
  • Tần xuất cao gặp ở chỉ số khối cơ thể tăng hoặc người béo trung tâm.
  • Yếu tố gia đình.
  • Biến chứng thường xuất hiện lúc chẩn đoán bệnh.

ĐTĐ thai kỳ:

  • Đường máu trên ngưỡng bình thường nhưng dưới ngưỡng chẩn đoán ĐTĐ.
  • Diễn ra trong thời kỳ có thai.
  • Phụ nữ ĐTĐ thai kỳ có nguy cơ cao xảy ra các biến chứng trong thời kỳ có thai và khi sinh nở. Họ cũng có nguy cơ cao mắc ĐTĐ týp 2 về sau này.
  • Con phụ nữ ĐTĐ thai kỳ có nguy cơ nặng cân khi sinh và bị ĐTĐ về sau này.

3. Chẩn đoán:

Lâm sàng:

  • Biểu hiện: rất đa dạng, liên quan đến mức độ tăng đường máu (ĐM) và các biến chứng của bệnh.
  • Có thể không có biểu hiện lâm sàng gì khi mức ĐM tăng không nhiều và không có các biến chứng của ĐTĐ.
  • Khi ĐM tăng ở mức độ cao hơn thì có các triệu chứng kinh điển của tăng ĐM: khát, uống nhiều, ăn nhiều, tiểu nhiều, gầy sút, nhìn mờ.
  • Các triệu chứng có thể là biểu hiện của các biến chứng của bệnh ĐTĐ ở các dây thần kinh, mắt, thận, tim, mạch máu, nhiễm trùng,… dù có hay không các triệu chứng lâm sàng kinh điển của tăng ĐM.

Do đó, chẩn đoán xác định ĐTĐ phải căn cứ vào xét nghiệm chứng minh tình trạng tăng ĐM.

Cận lâm sàng:

  • Theo WHO (1998) / ADA (2005):

4. Biến chứng:

Cấp tính:

  • Hạ đường huyết.
  • Hôn mê

Các triệu chứng của hạ đường huyết.

Mạn tính:

Các biến chứng mạn tính của bệnh Đái tháo đường.

Vậy, bạn nên làm gì khi bị Đái tháo đường? Cần thay đổi lối sống như thế nào để cải thiện tình trạng bệnh? Hãy cùng đón chờ Tập 6 của Bản tin sức khỏe vào tuần tiếp theo nhé!

Bản tin sức khỏe, một dự án giáo dục sức khỏe cộng đồng do Bệnh viện Đa khoa Yersin Nha Trang tạo ra, với mỗi tuần 1 tập, mỗi tập là 1 loại bệnh khác nhau. Chúng tôi hy vong rằng những thông tin hữu ích về các loại bệnh sẽ giúp mọi người chủ động hơn trong việc duy trì sức khỏe và phòng chống bệnh tật. Căn bệnh Đái tháo đường là tập thứ 6 và 7 của dự án. Các tập trước gồm những bệnh sau:

  • Tập 1: Rối loạn phổ tự kỷ – chẩn đoán phân biệt rối loạn phổ tự kỷ.

https://fb.watch/p0H2KCVco9/

  • Tập 2: Vì sao nhân viên văn phòng thường đau nhức xương khớp?

https://fb.watch/p0Ha1idphT/

  • Tập 3: Rubella thai kỳ.

https://fb.watch/p0HcWdTwZh/

  • Tập 4: Tăng huyết áp.

https://fb.watch/p0HeGa2Ce8/

  • Tập 5: Viêm gan B ở mẹ bầu.

https://fb.watch/p0LLahgOeh/

Hãy cùng chờ đón những tập tiếp theo nhé! Và cùng chia sẻ thông điệp sức khỏe này đến với gia đình và bạn bè, để chúng ta cùng nhau tạo ra một cộng đồng khỏe mạnh và hạnh phúc!

Bài viết liên quan